Khởi nghiệp và những câu chuyện khởi nghiệp thành công

Khởi nghiệp là gì?

Người thì bảo startup là startup, đừng đánh đồng với khởi nghiệp SME (các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Người thì bảo khởi nghiệp cũng có nghĩa là lập nghiệp, bắt đầu một sự nghiệp.

 

 

Thật ra chuyện tranh cãi về khái niệm công ty Startup hay công ty SME cũng phổ biến trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Rất nhiều cá nhân, tổ chức đưa ra định nghĩa riêng cho mình về startup. Cho nên chắc mà khó mà có một cái kết luận chung đúng cho tất cả.

Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình... đều được gọi là khởi nghiệp.

Khởi nghiệp có thể là quá trình là 1 quá trình tuyệt vời. Bạn sẽ là người lên ý tưởng, chuẩn bị vốn và tạo ra một “đế chế” riêng cho mình. Bạn sẽ thuê các nhân viên về làm việc cho mình và quản lý/điều hành doanh nghiệp của bản thân theo cách mà bạn muốn.

Khởi nghiệp cũng có thể hiểu là việc ai đó cung cấp cho thị trường những sản phẩm/dịch vụ mới chưa từng xuất hiện hoặc kinh doanh những sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhưng được “biến tấu” theo cách riêng của người đó.

Dù hiểu theo cách nào thì chúng ta đều không thể phủ nhận rằng việc khởi nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người khởi nghiệp cũng như toàn xã hội.

Hai câu chuyện khởi nghiệp thành công

Hành trình khởi nghiệp của ông Đoàn Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng sinh tháng 8/1968 trong một gia đình nghèo cùng với 3 người anh em nữa. Cha ông từng là sỹ quan phòng không miền Bắc còn mẹ bán hàng rong. Phạm Nhật Vượng được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó.

Ông khởi nghiệp với việc mở một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990. Sau khi kết hôn, ông chuyển tới thành phố Kharkov, tiếp tục vay 10.000 USD và đến Kiev, mở một cửa hàng ăn khác lấy tên Việt Nam Thăng Long. Đến ngày 8/8/1993, ông lập thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền.

Chỉ trong vòng một năm, Phạm Nhật Vượng đã bán được 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này.

 

 

Năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng mở 2 công ty tại Việt Nam. Ông bắt đầu thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp Ukraine đầu tư bất động sản ở Việt Nam sau khi thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup vào năm 2002.

Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, cho đến tháng 3 năm 2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.

Đặng Lê Nguyên Vũ đã khởi nghiệp như thế nào?

Chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu đồng chữa trị mà vay mượn cả đại gia đình cũng không đủ, cậu con trai 16 tuổi - Đặng Lê Nguyên Vũ đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này!”

Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những loại ngon nhất thế giới nhưng thực tế có được công nhận? Nhận thức như vậy, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Anh muốn chế biến ra loại cà phê ngon nhất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tham vọng lớn lao ấy thôi thúc chàng sinh viên Y đến cháy bỏng.

 

 

Không ngần ngại, Đặng Lê Nguyên Vũ bắt tay thực hiện ý tưởng của mình. “Gã hoang tưởng” Đặng Lê Nguyên Vũ mà nhiều người đã gọi anh 4 năm về trước giờ đã là một doanh nhân trên trương trường với vị thế rất nhiều người mơ ước.

Không chỉ tấn công thị trường quốc tế với mặt hàng cà phê rang, Đặng Lê Nguyên Vũ thực sự gây kinh ngạc cho các nhà doanh nghiệp khi anh cho tung ra sản phẩm cà phê hòa tan mang tên G7

Đặng Lê Nguyên Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống: một là sống theo ý mình, sống hưởng thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ hai”.

33 tuổi, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra một đế chế cà phê mà danh tiếng của nó vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng táo bạo cùng sự thành công thần kỳ của mình.

Bài viết liên quan
19/10/24

CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Tập đoàn CEO Việt Nam Global xin kính chúc các nữ Doanh nhân luôn Mạnh khỏe - Hạnh phúc - Tự tin - Bản lĩnh và luôn mang trong mình khát vọng vượt ngàn trùng khơi, vươn ra "biển lớn"- không chỉ dừng lại ở việc phát triển bản thân và doanh nghiệp mà còn là khát vọng tạo ra giá trị tốt đẹp cho cộng đồng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
11/10/24

CHÀO MỪNG 20 NĂM NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM: DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN VƯƠN MÌNH MẠNH MẼ, PHÁT TRIỂN CÙNG ĐẤT NƯỚC

Kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: “Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng".
14/03/22

Thông báo tuyển dụng vị trí chuyên viên VIDEO EDITOR

Yêu cầu công việc: Nam, Tuổi < 30. Có kinh nghiệm 1 năm làm việc. Sử dụng thành thạo các công cụ chuyên môn quay dựng video. Từng làm về giáo dục là 1 lợi thế.
14/03/22

Học viên doanh nhân CEO Việt Nam thông báo tuyển dụng chuyên viên FACEBOOK ADS

Yêu cầu: Có khả năng quản trị hệ thông fanpage; Có khả năng sáng tạo; Kỹ năng sử dụng các công cụ Marketing; - Kỹ năng làm việc nhóm tốt.