Thế nào là phát triển kinh doanh bền vững?

Khái niệm phát triển kinh doanh bền vững

Phát triển bền vững doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Business sustainable development.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh, phát triển bền vững có nghĩa là áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan ở hiện tại đồng thời bảo vệ, duy trì và tăng cường nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên sẽ cần trong tương lai.

 

 

Richard N. Andrews cho rằng "Một doanh nghiệp bền vững là một doanh nghiệp tăng giá trị cho các cổ đông bằng cách đóng góp nhiều hơn đối thủ cạnh tranh và trở thành các tiêu chí cho một doanh nghiệp bền vững. Đóng góp cho phát triển bền vững từ yếu tố thành phần kinh tế, cung cấp và cải thiện".

Theo Bradley D. Parrish (2005): Phát triển bền vững doanh nghiệp có thể được định nghĩa là một tổ chức góp phần phát triển bền vững, nơi "bền vững" được hiểu như là một tương lai con người và "phát triển" được hiểu là một sự cải thiện chất lượng trong điều kiện con người.

Vai trò của doanh nhân trong việc phát triển kinh doanh bền vững

Thứ nhất, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân, có nguồn lực rất dồi dào, cả về nhân lực, trí lực, vật lực và tài lực để đóng góp cho những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng xanh của quốc gia. Cần có những chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ một cách hiệu quả.

 

 

Thứ hai, với sự năng động, sáng tạo của mình, doanh nghiệp đang thể hiện rõ hơn vai trò tiên phong, định hình xu hướng tiêu dùng bền vững của cộng đồng thông qua hoạt động sản xuất và kinh doanh bền vững. Khi doanh nghiệp loại bỏ và thay thế những sản phẩm, dịch vụ không mang tính bền vững bằng những sản phẩm, dịch vụ “xanh” trong chuỗi giá trị của mình, người tiêu dùng cũng sẽ có xu hướng lựa chọn và sử dụng “lối sống xanh” đó. Với sự tác động qua lại đó, dần dần chúng ta sẽ đến gần hơn mới mục tiêu 12 “đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững”. Đây cũng chính là ý nghĩa của “Kinh doanh tốt hơn, Thế giới tốt hơn”.

Khó khăn và thách thức đặt ra đối với doanh nhân khi phát triển kinh doanh bền vững

Khó khăn đầu tiên chính là ở tư duy kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp. Chỉ khi thực sự chuyển mình trong tư duy, quyết tâm lựa chọn và theo đuổi chiến lược kinh doanh bền vững thì các doanh nhân mới có thể đặt câu hỏi tiếp theo “làm thế nào để tạo ra giá trị bền vững?”.

 

 

Một doanh nghiệp kinh doanh bền vững cần có một nền tảng quản trị bền vững. Người làm chủ doanh nghiệp nên tham khảo và áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững vào công tác xây dựng chiến lược và quản trị doanh nghiệp, để có thể sớm nhận ra những lỗ hổng trong vận hành doanh nghiệp và kịp thời nắm bắt những cơ hội chưa được khai thác triệt để từ thế mạnh của doanh nghiệp.

Để thực hiện được chiến lược tăng trưởng xanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ làm thay đổi rất nhiều cục diện của nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều những thách thức mới trong đảm bảo nguồn vốn tài chính, vốn xã hội và vốn môi trường. Để có thể ứng phó với những thách thức chưa từng có trong tiền lệ đó, chúng ta cũng sẽ cần có những giải pháp chưa từng có trong tiền lệ. Chính phủ và các cơ quan quản lý cần đưa ra những gói hỗ trợ, giải pháp kịp thời và hiệu quả để tháo gỡ các nút thắt cho doanh nghiệp. Ví dụ để thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp rất cần một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ, bởi đây là một mô hình ưu việt nhưng cũng rất mới ngay cả trên thế giới, cùng những hỗ trợ mạnh về tài chính và những chính sách có thể giúp xây dựng những hệ sinh thái tuần hoàn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Bài viết liên quan
14/03/22

Thông báo tuyển dụng vị trí chuyên viên VIDEO EDITOR

Yêu cầu công việc: Nam, Tuổi < 30. Có kinh nghiệm 1 năm làm việc. Sử dụng thành thạo các công cụ chuyên môn quay dựng video. Từng làm về giáo dục là 1 lợi thế.
14/03/22

Học viên doanh nhân CEO Việt Nam thông báo tuyển dụng chuyên viên FACEBOOK ADS

Yêu cầu: Có khả năng quản trị hệ thông fanpage; Có khả năng sáng tạo; Kỹ năng sử dụng các công cụ Marketing; - Kỹ năng làm việc nhóm tốt.
14/03/22

Học viên doanh nhân CEO Việt Nam thông báo tuyển dụng chuyên viên thiết kế đồ họa

Yêu cầu: Nam, Tuổi < 30. Có kinh nghiệm 1 năm làm việc. Sử dụng thành thạo các công cụ chuyên môn thiết kế.
14/03/22

Học viên doanh nhân CEO Việt Nam thông báo tuyển dụng chuyên viên GOOGLE ADS

Yêu cầu: Kỹ năng sử dụng các công cụ Marketing; Kỹ năng làm việc nhóm tốt. Kỹ năng xây dựng chiến lược quảng cáo trực tuyến, kế hoạch quảng cáo Google Adwords